CHƯƠNG TRÌNH
VIDEO CLIPS
Video
Văn phòng Luật sư Hà Tĩnh
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Tư vấn - 0974.707.418
Hôm nay: 36 | Tất cả: 1,392,132
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
Làm giả nhãn hiệu và xâm phạm quyền nhãn hiệu?
Tin đăng ngày: 18/7/2020 - Xem: 648
 

Trong những năm gần đây, nhãn hiệu và quyền sở hữu nhãn hiệu đang ngày được quan tâm, chú trọng. Nhãn hiệu được ví như linh hồn của sản phẩm và loại tài sản vô hình với khả năng gia tăng giá trị theo thời gian này cần phải được chú trọng và bảo vệ. Trong thực tế hành vi xâm phạm nhãn hiệu xảy ra không hề ít, chủ sở hữu nhãn hiệu luôn phải tìm cách bảo vệ cho thương hiệu của mình. Đứng trước hành vi bị làm giả nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ cần nhìn nhận và xử lý như thế nào. Hành vi Làm giả nhãn hiệu có phải hành vi xâm phạm nhãn hiệu hay không?

1. Căn cứ pháp lý
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

– Luật số 42/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005;

– Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự do Văn phòng Quốc hội ban hành;

– Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

– Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đối, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

– Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

– Thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Upload
2. Làm giả nhãn hiệu có phải là hành vi xâm phạm nhãn hiệu?
Để xác định một hành vi có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình không, chủ sở hữu nhãn hiệu cần xét đến 04 yếu tố là căn cứ xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu:

1. Đối tượng bị xem xét là đối tượng đang được bảo hộ quyền SHTT;

2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;

3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải chủ sở hữu nhãn hiệu hay chủ thể có quyền với nhãn hiệu;

4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam, bao gồm cả hành vi xảy ra tren Internet.

Căn cứ vào 04 yếu tố trên, đối chiếu với hành vi làm giả nhãn hiệu hàng hóa, nhận thấy:

Thứ nhất, đối tượng bị xem xét trong trường hợp này là nhãn hiệu (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn bảo hộ) bị làm giả;

Để xác định Nhãn hiệu được đề cập ở trên có phải đối tượng đang được bảo hộ cần xem xét các căn cứ như: chủ sở hữu phải chứng minh cơ sở phát sinh, xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Cụ thể, quyền đối với nhãn hiệu được xác lập dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc dựa trên công nhận đăng ký quốc tế; Trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng mà không phụ thuộc vào việc đăng ký.

Thứ hai, yếu tố xâm phạm là yếu tố tạo ra từ hành vi xâm phạm- hành vi làm giả nhãn hiệu;

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được đề cập tại Khoản 1 Điều 129, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng…”

Các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu còn được hướng dẫn chi tiết tại Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:

“1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.”

Theo đó, yếu tố xâm phạm của hành vi làm giả nhãn hiệu là “dấu hiệu” trùng hoặc tương tự được tạo ra trên sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với “nhãn hiệu” đã đăng ký có danh mục hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự. Hành vi tạo ra một “dấu hiệu” giả “nhãn hiệu” có thể gây hiểu nhầm với người tiêu dùng, ảnh hưởng đến chủ sở hữu có nhãn hiệu đang được bảo hộ.

Thứ ba, người thực hiện hành vi làm giả nhãn hiệu không phải chủ thể có quyền đối với nhãn hiệu; Tức hành vi làm giả nhãn hiệu được thực hiện bởi chủ thể không có quyền sở hữu nhãn hiệu bị giả mạo, không được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép cũng như đồng ý sử dụng.

Thứ tư, hành vi làm giả nhãn hiệu xảy ra tại Việt Nam. Hành vi làm giả nhãn hiệu phải xảy ra tại Việt Nam hoặc trên mạng Internet nhưng nhắm đến người tiêu dùng tại Việt Nam.

Căn cứ vào các quy định và phân tích ở trên, nhận thấy: Hành vi làm giả nhãn hiệu là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, hành vi này phải gánh chịu hậu quả pháp lý đối với hành vi làm giả nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật.

 
Tin tức khác:
Cảnh báo lừa đảo thu tiền của lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài (1/12/2020 )
Thanh niên người Hà Tĩnh về từ Angola mắc Covid-19, cách ly ngay tại Bắc Ninh (7/11/2020 )
Nước lũ “cuốn trôi” gần 170 tỷ đồng của người nuôi trồng thuỷ sản Hà Tĩnh (29/10/2020 )
Bão số 8 tiếp tục tăng cấp, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc (22/10/2020 )
Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị xử phạt? (15/10/2020 )
Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng của 9 người dân Hà Tĩnh, Nghệ An (10/10/2020 )
Từ hôm nay, gọi điện quảng cáo có thể bị phạt đến 100 triệu đồng (5/10/2020 )
Vietcombank cảnh báo hành vi giả mạo chữ ký, con dấu để lừa đảo khách hàng (28/9/2020 )
Hương Sơn: Trộm đột nhập cửa hàng cuỗm 30 điện thoại di động (22/9/2020 )
Vụ 'nâng khống giá khủng': Ai ký cho Công ty TTBYT Hà Tĩnh trúng hàng loạt gói thầu? (16/9/2020 )
Sử dụng phẩm màu trong chế biến đồ ăn, trà sữa (12/9/2020 )
Tăng mức phạt hành vi buôn bán mỹ phẩm giả (8/9/2020 )
Giả danh phóng viên, tự xưng đại biểu Quốc hội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (3/9/2020 )
Gói hỗ trợ COVID-19 đợt 2: Cần đúng, trúng và khẩn trương (29/8/2020 )
Bắt 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam tổ chức đánh bạc (24/8/2020 )
Văn phòng Tư Vấn Doanh nghiệp Hà Tĩnh
Địa chỉ: Thành phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 0974.707.418 (Trần Đình Tý)
Email: vanphongluatsuso3@gmail.com
Website: http://luatsuhatinh.com
Tin tức
  • Cảnh báo lừa đảo thu tiền của lao động muốn đi làm việc
  • Thanh niên người Hà Tĩnh về từ Angola mắc Covid-19, các
  • Nước lũ “cuốn trôi” gần 170 tỷ đồng của người nuôi trồn
  • Bão số 8 tiếp tục tăng cấp, di chuyển theo hướng Tây Tâ
  • Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị xử phạt?
  • Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng của
  • Từ hôm nay, gọi điện quảng cáo có thể bị phạt đến 100 t
  • Vietcombank cảnh báo hành vi giả mạo chữ ký, con dấu để