CHƯƠNG TRÌNH
VIDEO CLIPS
Video
Văn phòng Luật sư Hà Tĩnh
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Tư vấn - 0974.707.418
Hôm nay: 170 | Tất cả: 1,438,155
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
“Xét xử hòn đá”: Chính quyền địa phương ưa gì làm nấy
Tin đăng ngày: - Xem: 2493
 

TAND tỉnh Gia Lai vừa đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án hành chính “khiếu kiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản”. Nguyên đơn là bà Trần Thị Sắc (sinh năm 1971, trú thôn Ia Sa, xã HBông, Chư Sê, Gia Lai) kiện bị đơn là ông Nguyễn Hồng Linh (Chủ tịch UBND huyện Chư Sê) ra quyết định xử phạt bà 2 triệu đồng vì hành vi “vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp” và tịch thu hòn đá mà bà phát hiện được trong quá trình đào ao tưới hồ tiêu trên đất hợp pháp. 

 “Ở dưới đó tôi vẫn tịch thu đấy!”

Trước đó, phiên tòa sơ thẩm của TAND huyện Chư Sê tuyên bác đơn kiện của bà Sắc.

Tại phiên phiên phúc thẩm, ông Nguyễn Hồng Linh không có mặt mà ủy quyền cho ông Nguyễn Đình Viên, Trưởng phòng TNMT huyện Chư Sê hầu tòa. Bà Sắc có mặt. Hòn đá tang vật bị đơn phương mang đi trưng bày tại quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku, Gia Lai) từ lâu.
Tịch thu rồi "nhốt" hòn đá ở UBND huyện trước khi đưa tang vật này ra trưng bày ở quảng trường Đại Đoàn Kết TP Pleiku 
Bà Nguyễn Thị Xuân Hương, chủ tọa phiên tòa hỏi bị đơn: “Tại sao không thương lượng với chủ nhân hòn đá mà tịch thu không nêu rõ lí do”. Ông Viên cho rằng bà Sắc phát hiện mà không báo cho chính quyền và cơ quan chức năng nên chính quyền tiến hành tịch thu và xử phạt.

Tiếp tục, bà Thái Thị Phương Thảo, đại diện Viện kiểm sát xét hỏi: Bị đơn dựa vào nguyên nhân nào mà tịch thu? Ông Viên nói: “Khoáng sản thông thường vẫn bị tịch thu”. Trước câu trả lời, bà Thảo cho rằng, đại diện cơ quan chính quyền mà nói vậy là hết sức nhầm lẫn. Khoáng sản bao gồm nhiều loại như các loại quặng, các loại đá quý hiếm, các loại đá thuộc lĩnh vực xây dựng… thì làm sao anh tịch thu được?

Ông Viên trả lời: “Tôi vẫn tịch thu đấy. Ở dưới đó tôi vẫn tịch thu đó! Trường hợp khai thác trái phép tôi vẫn tịch thu được!”.

Trong lúc đó, bà Sắc cho hay việc bà phát hiện hòn đá nằm trong ao đào lấy nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. Khu vực phát hiện hòn đá không có biển cấm hay chỉ dẫn có khoáng sản và khai thác khoáng sản. Đồng thời, hòn đá được phát hiện sau một thời gian dài mới được giám định là đá bán quý và khi UBND huyện ra biên bản xử phạt thì chưa biết đó là dạng khoáng sản nào.

Đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh việc ông Nguyễn Hồng Linh ra quyết định tịch thu hòn đá của bà Sắc có yếu tố sai sót, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, sai sót này không thể rút kinh nghiệm mà phải khắc phục, xử lý.

 “Đáng ra, UBND huyện Chư Sê nên động viên khuyến khích người dân giao nộp hòn đá cho cơ quan Nhà nước rồi xem xét công vận chuyển và chi phí khai thác để chi trả cho người dân, như vậy mới công bằng và khách quan”, bà Thảo nói.  

Lộ rõ chính quyền ưa gì làm nấy

Tiếp tục phần xét hỏi, đại diện Viện kiểm sát đã vạch ra tại phiên tòa nhiều việc trong hành xử của chính quyền về vụ án trên thể hiện chính quyền ưa gì làm nấy. Cụ thể, trong biên bản tịch thu tang vật là hòn đá, đoàn kiểm tra được lập ra gồm 6 người nhưng không có trưởng đoàn.
 Phiên tòa phúc thẩm "xét xử hòn đá"
Càng thấy rõ sự lộng hành hơn khi bà Thảo xét hỏi ông Viên thì ông này trả lời ngay: “Tôi vẫn tịch thu đấy. Ở dưới đó tôi vẫn tịch thu đó!”. Ông Viên dẫn luật vẫn tịch thu được theo nghị định 150 của Chính phủ dù nghị định này đã được sửa đổi và thay đổi một phần bởi nghị định 77.

Trước câu trả lời này của ông Viên, bà Phương Thảo “cảm ơn” ông Viên vì có đọc qua luật và thẳng thắn cho rằng: “Các anh đã làm sai luật. Các anh chỉ được quyền tịch thu phương tiện và tang vật trong trường hợp khoáng sản đặc biệt quý hiếm, nhưng trong trường hợp hòn đá này được giám định là đá bán quý thì không được quyền”.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề ngay khi xảy ra vụ việc như biên bản kiểm tra hành vi vận chuyển khoáng sản trái phép nhưng nội dung lại là tịch thu hòn đá. Đoàn kiểm tra nói đi ô tô phát hiện một chiếc xe cẩu chở tang vật vi phạm cách 200m, nhưng không hề có biên bản xử phạt phương tiện vận chuyển mà đổ lỗi là chiếc xe chạy mất vào làng trong khi chỉ cách 200m!

Đại diện Viện kiểm sát cũng cho hay, UBND huyện Chư Sê đem mẫu vật của hòn đá đi giám định mà không có sự chứng kiến của đối tượng liên quan là bà Sắc là cũng trái quy định. 

Càng khó hiểu hơn khi hòn đá tang vật của vụ án sau khi bị giam cầm ở UBND huyện Chư Sê thì nay được chuyển lên trưng bày tại quảng trường Đại Đoàn Kết.

 

Bà Thảo cho biết: “Nếu họ (UBND tỉnh Gia Lai-NV) trưng dụng mà chưa mua thì phải lưu lại vì đây vẫn là một tang vật của vụ án. Đáng lẽ ra các anh phải giữ lại đó hoặc tham mưu lên UBND tỉnh đây là tang vật vụ án phải giữ lại”.
Trái luật và trái cả đạo lý

Theo điều a, khoản 5 của điều 13 Nghị định 77 ngày 10/5/2007 về vấn đề xử lí hành chính đối với lĩnh vực khoáng sản quy định phạt 2 triệu đồng trở lên đối với việc khai thác trái phép, vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc và tịch thu đối với khoáng sản đặc biệt quý hiếm. Tuy nhiên, biên bản giám định hòn đá của vụ án chỉ là đá bán quý nên chính quyền tịch thu và xử phạt là trái pháp luật, trái về mặt đạo lý”, đại diện Viện kiểm sát tỉnh Gia Lai, bà Thái Thị Phương Thảo, nói. 

 

Việc này, không hiểu phía chính quyền huyện “nhanh tay” đẩy tang vật đi hay chính quyền cấp trên tự ý lấy đi trong khi quy định của pháp lệnh xử phạt hành chính thì phải thông qua trung tâm đấu giá hoặc phòng tài chính của UBND huyện định giá rồi bán tài sản và sung vào ngân sách nhà nước. Và việc hòn đá được di chuyển lên quảng trường Đại Đoàn Kết cũng không được thông báo cho công dân (bà Sắc), nếu sau này phán quyết của pháp luật cho rằng của bà Sắc thì phải trả nhưng đây vẫn trưng thu.

Khó gỡ trả hòn đá

Kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa nói (với bà Sắc): “Người ta (tỉnh Gia Lai) đã dựng hòn đá đó ở quảng trường Đại Đoàn Kết để làm một cảnh quan, chiêm ngưỡng…Không thể nào bây giờ một thiếu sót “trong một vấn đề nào đó” mà bảo gỡ cục đá xuống mà trả cho chị”.

Đồng thời, tòa gợi ý UBND huyện Chư Sê cùng bà Trần Thị Sắc tiến hành hòa giải, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. Kết thúc phiên tòa phúc thẩm, TAND tỉnh yêu cầu phía UBND huyện Chư Sê phải báo cáo kết quả hòa giải trước ngày 2.1.2014. Nếu nguyên đơn không đồng ý với kết quả thì TAND tỉnh sẽ tiếp tục xét xử.

Thạch Châu

 
Tin tức khác:
Top văn phòng luật sư giỏi Hà Tĩnh (29/10/2024 )
Top văn phòng luật sư giỏi TP Vinh Nghệ An (29/10/2024 )
Top văn Phòng Công Chứng Hàng Đầu Tại TP Vinh Nghệ An (29/10/2024 )
Top văn Phòng Công Chứng Hàng Đầu Tại Hà Tĩnh (29/10/2024 )
Cảnh báo lừa đảo thu tiền của lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài (1/12/2020 )
Thanh niên người Hà Tĩnh về từ Angola mắc Covid-19, cách ly ngay tại Bắc Ninh (7/11/2020 )
Nước lũ “cuốn trôi” gần 170 tỷ đồng của người nuôi trồng thuỷ sản Hà Tĩnh (29/10/2020 )
Bão số 8 tiếp tục tăng cấp, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc (22/10/2020 )
Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị xử phạt? (15/10/2020 )
Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng của 9 người dân Hà Tĩnh, Nghệ An (10/10/2020 )
Từ hôm nay, gọi điện quảng cáo có thể bị phạt đến 100 triệu đồng (5/10/2020 )
Vietcombank cảnh báo hành vi giả mạo chữ ký, con dấu để lừa đảo khách hàng (28/9/2020 )
Hương Sơn: Trộm đột nhập cửa hàng cuỗm 30 điện thoại di động (22/9/2020 )
Vụ 'nâng khống giá khủng': Ai ký cho Công ty TTBYT Hà Tĩnh trúng hàng loạt gói thầu? (16/9/2020 )
Sử dụng phẩm màu trong chế biến đồ ăn, trà sữa (12/9/2020 )
Văn phòng Tư Vấn Doanh nghiệp Hà Tĩnh
Địa chỉ: Thành phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 0915.050.067
Email: vanphongluatsuso3@gmail.com
Website: http://luatsuhatinh.com
Tin tức
  • Top văn phòng luật sư giỏi Hà Tĩnh
  • Top văn phòng luật sư giỏi TP Vinh Nghệ An
  • Top văn Phòng Công Chứng Hàng Đầu Tại TP Vinh Nghệ An
  • Top văn Phòng Công Chứng Hàng Đầu Tại Hà Tĩnh
  • Cảnh báo lừa đảo thu tiền của lao động muốn đi làm việc
  • Thanh niên người Hà Tĩnh về từ Angola mắc Covid-19, các
  • Nước lũ “cuốn trôi” gần 170 tỷ đồng của người nuôi trồn
  • Bão số 8 tiếp tục tăng cấp, di chuyển theo hướng Tây Tâ
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0915050067