CHƯƠNG TRÌNH
VIDEO CLIPS
Video
Văn phòng Luật sư Hà Tĩnh
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Tư vấn - 0974.707.418
Hôm nay: 84 | Tất cả: 1,435,840
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
Tư vấn bên này, bảo vệ bên kia
Tin đăng ngày: - Xem: 1774
 
Sau khi tư vấn miệng cho bị cáo, luật sư lại ký hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho người bị hại trong cùng vụ án. Nhiều ý kiến cho rằng dù không vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp nhưng luật sư không nên làm như vậy…

Năm 2005, bà Trần Thị Kim Nguyệt đã bị cơ quan điều tra Công an huyện Bắc Bình (Bình Thuận) truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Trước đó, bà Nguyệt và bà Lê Thị Kim Y (người bị hại trong vụ án) có tranh chấp với nhau về quyền sở hữu một đàn dê. Thay vì nhờ tòa án phân xử, bà Nguyệt lại lén chở đàn dê này đi giấu nên bị cơ quan điều tra khởi tố về tội danh trên. Vụ án sau đó kéo dài cho đến nay chưa giải quyết xong, TAND huyện Bắc Bình đã 11 lần mở phiên tòa nhưng đều phải hoãn xử.

Tư vấn trong quán ăn

Theo bà Nguyệt (được tại ngoại), vào năm 2012, thông qua người quen, bà có quen biết với luật sư LHS (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận). Trong một lần đi ăn, bà đã kể hết mọi sự việc liên quan đến vụ án trộm dê nói trên cho luật sư S. nghe. Lúc đó, luật sư S. có tư vấn cho bà nhiều việc, sau đó đặt vấn đề nhận bào chữa cho bà trong vụ án này. Tuy nhiên, vì đã có ý định mời luật sư khác nên bà Nguyệt tìm cách từ chối khéo.

Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ 11 ngày 13-8 vừa qua của TAND huyện Bắc Bình, trước khi vào phòng xử, bà Nguyệt đã phản ứng với luật sư S. khi biết ông tham gia vào vụ án với tư cách là… luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Các luật sư bào chữa cho bà Nguyệt cũng có ý kiến không đồng tình với cách làm việc của luật sư S.

Trong khi đó, luật sư S. nói mình không ký hợp đồng tư vấn hay cung cấp dịch vụ pháp lý gì cho bà Nguyệt mà chỉ là trao đổi qua lại thôi nên việc ông tham gia phiên tòa bảo vệ người bị hại là không vi phạm Luật Luật sư, không vi phạm đạo đức nghề nghiệp. “Tôi chỉ tham gia bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, bên bị cáo có tới bốn luật sư, một mình tôi bên này thì nhằm nhò gì” - luật sư S. nói đùa với các đồng nghiệp...

Có được hay không?

Đây là một tình huống khá lạ liên quan đến hoạt động hành nghề của giới luật sư.

Trao đổi với PV, luật sư Lê Quang Y (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) nhận xét: Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư đã khái niệm về xung đột về lợi ích trong hành nghề luật sư tại quy tắc số 11. Đó là “sự đối lập về quyền lợi vật chất hay tinh thần đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra giữa hai hay nhiều khách hàng của luật sư; giữa luật sư, nhân viên, vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của luật sư với khách hàng trong cùng một vụ việc hoặc trong những vụ việc khác có liên quan đến vụ việc đó”.

Như vậy, theo luật sư Y, một luật sư dù chưa ký hợp đồng tư vấn nhưng đã tư vấn, trao đổi với một bên thì không nên tham gia giúp đỡ cho bên đối lập trong cùng vụ án. Vì lúc đó luật sư đã nắm được tâm tư, nguyện vọng, các tình tiết có lợi cũng như bất lợi của đương sự. Giờ luật sư lại quay sang giúp đỡ, bảo vệ cho bên kia thì làm sao được. “Luật sư không nên và không được làm như vậy” - luật sư Y khẳng định.

Đồng tình, luật sư Nguyễn Toàn Thiện (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận) cũng cho rằng một trong những nghĩa vụ của người hành nghề luật sư là giữ bí mật thông tin cho khách hàng của mình. Nếu luật sư đã biết rõ nội dung, tình tiết của vụ việc thì không được tham gia bảo vệ cho phía đối lập trong cùng một vụ án. Vì khi đó lấy gì đảm bảo luật sư không vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thông tin, lấy gì bảo đảm luật sư không sử dụng những tình tiết bất lợi của một bên để chống lại họ. “Tôi không đồng tình về cách làm việc như vậy” - luật sư Thiện cho hay.

Ở một khía cạnh khác, luật sư Phan Minh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết: Thông tin của đương sự là một thông tin mật, luật sư chỉ sử dụng trong trường hợp nhằm bảo vệ họ hoặc được sự đồng ý của họ để sử dụng trong các trường hợp khác. Vì vậy, trong các kỳ thi vấn đáp tốt nghiệp đầu ra của người tập sự hành nghề luật sư, một câu hỏi thường được đặt ra là: “Anh/chị sử dụng tình huống này để tham gia kỳ thi có được sự đồng ý của đương sự chưa?”. Nếu thí sinh nào trả lời “Chưa” hoặc “Dạ, em quên hỏi”… sẽ bị đánh rớt ngay bởi đó là thông tin của đương sự, chỉ được sử dụng khi họ đồng ý.

Không trái quy tắc nhưng không nên

Về nguyên tắc, luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho đồng thời cả hai bên đương sự có quyền lợi và nghĩa vụ đối lập nhau. Tuy nhiên, thời điểm nào phát sinh nghĩa vụ này của luật sư thì còn nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng chỉ cần luật sư biết rõ được nội dung sự việc từ một bên đương sự thì không được tham gia bảo vệ cho bên kia. Tuy nhiên, nếu so sánh, đối chiếu với các quy định của Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì nghĩa vụ của luật sư chỉ phát sinh khi luật sư ký hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý cho đương sự.

Theo ý kiến của cá nhân của tôi, nếu gặp trường hợp này, lựa chọn ứng xử tốt nhất là luật sư không tham gia. Mặc dù là không trái quy tắc, không trái luật nhưng dễ gây ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh của chính luật sư đó.

Luật sư NGUYỄN THẾ PHONG, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát đạo đức nghề nghiệp, khen thưởng, kỷ luật 
(Liên đoàn Luật sư Việt Nam)

ĐỨC TRÍ

 
Tin tức khác:
Top văn phòng luật sư giỏi Hà Tĩnh (29/10/2024 )
Top văn phòng luật sư giỏi TP Vinh Nghệ An (29/10/2024 )
Top văn Phòng Công Chứng Hàng Đầu Tại TP Vinh Nghệ An (29/10/2024 )
Top văn Phòng Công Chứng Hàng Đầu Tại Hà Tĩnh (29/10/2024 )
Cảnh báo lừa đảo thu tiền của lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài (1/12/2020 )
Thanh niên người Hà Tĩnh về từ Angola mắc Covid-19, cách ly ngay tại Bắc Ninh (7/11/2020 )
Nước lũ “cuốn trôi” gần 170 tỷ đồng của người nuôi trồng thuỷ sản Hà Tĩnh (29/10/2020 )
Bão số 8 tiếp tục tăng cấp, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc (22/10/2020 )
Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị xử phạt? (15/10/2020 )
Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng của 9 người dân Hà Tĩnh, Nghệ An (10/10/2020 )
Từ hôm nay, gọi điện quảng cáo có thể bị phạt đến 100 triệu đồng (5/10/2020 )
Vietcombank cảnh báo hành vi giả mạo chữ ký, con dấu để lừa đảo khách hàng (28/9/2020 )
Hương Sơn: Trộm đột nhập cửa hàng cuỗm 30 điện thoại di động (22/9/2020 )
Vụ 'nâng khống giá khủng': Ai ký cho Công ty TTBYT Hà Tĩnh trúng hàng loạt gói thầu? (16/9/2020 )
Sử dụng phẩm màu trong chế biến đồ ăn, trà sữa (12/9/2020 )
Văn phòng Tư Vấn Doanh nghiệp Hà Tĩnh
Địa chỉ: Thành phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 0915.050.067
Email: vanphongluatsuso3@gmail.com
Website: http://luatsuhatinh.com
Tin tức
  • Top văn phòng luật sư giỏi Hà Tĩnh
  • Top văn phòng luật sư giỏi TP Vinh Nghệ An
  • Top văn Phòng Công Chứng Hàng Đầu Tại TP Vinh Nghệ An
  • Top văn Phòng Công Chứng Hàng Đầu Tại Hà Tĩnh
  • Cảnh báo lừa đảo thu tiền của lao động muốn đi làm việc
  • Thanh niên người Hà Tĩnh về từ Angola mắc Covid-19, các
  • Nước lũ “cuốn trôi” gần 170 tỷ đồng của người nuôi trồn
  • Bão số 8 tiếp tục tăng cấp, di chuyển theo hướng Tây Tâ
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0915050067