CHƯƠNG TRÌNH
VIDEO CLIPS
Video
Văn phòng Luật sư Hà Tĩnh
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Tư vấn - 0974.707.418
Hôm nay: 270 | Tất cả: 1,436,026
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
Hình sự hóa quan hệ dân sự: Làm sao hạn chế?
Tin đăng ngày: - Xem: 1454
 
Thật đáng buồn vì vẫn còn những vụ việc mà hình phạt, nhà tù được vận dụng như một biện pháp đòi nợ thay vì để tòa án phân xử theo thủ tục tố tụng dân sự.

Hình sự hóa quan hệ dân sự không phải là hiện tượng mới trong xã hội. Vì vậy, vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm nhất tại buổi tọa đàm do Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn phối hợp với Pháp Luật TP.HCM tổ chức chiều 2-7 vẫn là làm sao hạn chế chuyện này…

20 năm trước, tôi từng viết về hiện tượng này trên báo chí nhưng đến nay nó vẫn còn xảy ra. Thật đáng buồn vì vẫn còn những vụ việc mà hình phạt, nhà tù được vận dụng như một biện pháp đòi nợ, đòi tài sản thay vì để tòa án phân xử theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án chưa thật sự tạo được niềm tin cho người dân để họ lựa chọn giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự khi vẫn còn có những bản án không phải là công lý” - GS Phạm Duy Nghĩa (Trưởng khoa Luật Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) chia sẻ.

Hy vọng hình sự hóa để nhanh thu hồi nợ

Ý kiến của GS Nghĩa làm không khí buổi tọa đàm sôi động hẳn. Theo luật sư Lương Văn Lý (Công ty Luật TNHH Việt Long Thăng), trên thực tế khi phát sinh tranh chấp kinh tế, dân sự, nhất là trong các tranh chấp đòi nợ, đòi tài sản, nhiều chủ nợ đã không chọn con đường khởi kiện ra tòa vì quá trình giải quyết của tòa thường chậm chạp, kéo dài, không biết khi nào mới lấy lại được tài sản. Vì vậy, họ tìm con đường ngắn nhất là tố giác tới cơ quan công an với hy vọng nếu vụ việc “được” hình sự hóa thì họ sẽ nhanh chóng thu hồi lại tài sản. “Họ cố tình muốn hình sự hóa. Tôi nói thẳng có những vụ mà đằng sau có “bóng dáng tư vấn” của các luật sư! Trong khi đó, thay vì xác minh đơn thư tố giác một cách cẩn trọng để xử lý đúng đắn, nhiều trường hợp cơ quan thực thi pháp luật lại không làm hết trách nhiệm”...

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích (Công ty Luật OVB) thì cho rằng một nguyên nhân khác nữa dẫn tới hiện tượng này là pháp luật hình sự của nước ta vẫn còn chung chung. Tuy nhiên, theo luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn Luật sư TP.HCM), nguyên nhân lớn nhất vẫn thuộc về trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng, cơ quan tố tụng. “Tôi cho rằng nhận thức chủ quan và thái độ thượng tôn pháp luật của các cơ quan thực thi pháp luật mới là quan trọng nhất” - luật sư Hoài khẳng định.

Làm sao để tránh bị “rủi ro”?

“Vậy làm sao để các cá nhân, doanh nghiệp tránh được việc bị hình sự hóa?” - nhà báo Nguyễn Vạn Phú (Tổng Thư ký tòa soạn Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn) đặt câu hỏi.

Ông Phú vừa dứt lời, luật sư Nguyễn Ngọc Bích đáp ngay: “Theo tôi, khi làm hợp đồng, các bên nên viết rõ nội dung rằng đây là giao dịch dân sự, khi có tranh chấp gì thì cam kết không yêu cầu xử lý hình sự”. Tuy nhiên, GS Phạm Duy Nghĩa không tán đồng bởi theo ông, việc có xử lý hình sự hay không không phụ thuộc vào ý chí của các bên đương sự mà phụ thuộc vào cơ quan tố tụng. Theo GS Nghĩa, trong các giao dịch hợp tác, làm ăn, trước hết các cá nhân và doanh nhân đều cần phải tìm hiểu rõ luật, biết rõ giới hạn cho phép để không vi phạm.

Luật sư Lương Văn Trung (Công ty Luật Bross & Partners) cũng cho rằng các doanh nhân phải hiểu luật và nên có luật sư tư vấn mỗi khi ký hợp đồng hợp tác làm ăn hay xảy ra tranh chấp. Gặp trường hợp nợ nần bị tranh chấp thì nên có thái độ thiện chí hợp tác giải quyết sự việc với đối tác và cơ quan chức năng để tránh bị quy kết là bỏ trốn hay cố tình chiếm đoạt tài sản...

Luật hóa quá trình “tiền tố tụng”?

Theo luật sư Phan Trung Hoài, hiện nay BLTTHS chưa có quy định điều chỉnh cụ thể về quá trình xác minh đơn thư tố giác tội phạm của người dân, hay còn gọi là quá trình “tiền tố tụng”. Mặc dù chưa khởi tố vụ án nhưng nhiều khi, cơ quan điều tra vẫn áp dụng các biện pháp như phong tỏa, cấm xuất nhập cảnh, thậm chí “mời ở lại để hợp tác điều tra”...

Để tránh việc này bị tùy tiện lạm dụng nhằm gây sức ép cho các cá nhân, doanh nghiệp, luật sư Hoài đề nghị tới đây khi sửa đổi BLTTHS, các nhà làm luật cần luật hóa quá trình “tiền tố tụng” này bởi càng rõ ràng về trình tự, thủ tục... thì càng hạn chế được việc làm oan, làm sai. Song song đó, luật sư Hoài cũng đề cập đến vai trò của luật sư: “Có những vụ tôi đi theo thân chủ đến làm việc với cơ quan điều tra thì bị mời ngay ra ngoài với lý do “đã khởi tố đâu mà luật sư tham gia”. Cần cho luật sư được tham gia ngay từ giai đoạn này”.

Còn theo GS Phạm Duy Nghĩa, tòa án cũng cần giải quyết án dân sự, kinh tế... nhanh chóng hơn, có phán quyết công bằng để tạo được niềm tin cho người dân.

Nặng về hình luật

Từ thời xưa khi xuất hiện hệ thống luật thành văn, xã hội nước ta đã rất coi trọng hình luật, dùng hình luật để giải quyết các tranh chấp. Cứ có chuyện là dân tố lên quan. Trong tay có sẵn gậy gộc, thế là quan tra khảo, định tội. Cái truyền thống dùng hình luật để can thiệp vào tranh chấp dân sự này, đáng buồn là ngày nay vẫn chưa bị xóa sổ hẳn. Chưa kể, có khi nó còn được tạo điều kiện bởi những kiểu làm ăn buôn bán nhập nhằng, “sáng tối” không rõ ràng, minh bạch bởi chính các cá nhân, doanh nghiệp.

GS PHẠM DUY NGHĨATrưởng khoa Luật Trường ĐH 
Kinh tế TP.HCM

Hai xu hướng sai luật

Việc lạm dụng quy định, chế tài hình sự để giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế, hành chính... là một thực tế nhưng hiện nay cũng đang xảy ra chiều ngược lại là dân sự hóa, kinh tế hóa, hành chính hóa quan hệ hình sự. Cả hai chiều hướng này đều là áp dụng sai pháp luật hình sự.

ThS PHAN ANH TUẤNkhoa Luật hình sự Trường ĐH 
Luật TP.HCM

THANH TÙNG - HỒNG TÚ

 
Tin tức khác:
Top văn phòng luật sư giỏi Hà Tĩnh (29/10/2024 )
Top văn phòng luật sư giỏi TP Vinh Nghệ An (29/10/2024 )
Top văn Phòng Công Chứng Hàng Đầu Tại TP Vinh Nghệ An (29/10/2024 )
Top văn Phòng Công Chứng Hàng Đầu Tại Hà Tĩnh (29/10/2024 )
Cảnh báo lừa đảo thu tiền của lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài (1/12/2020 )
Thanh niên người Hà Tĩnh về từ Angola mắc Covid-19, cách ly ngay tại Bắc Ninh (7/11/2020 )
Nước lũ “cuốn trôi” gần 170 tỷ đồng của người nuôi trồng thuỷ sản Hà Tĩnh (29/10/2020 )
Bão số 8 tiếp tục tăng cấp, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc (22/10/2020 )
Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị xử phạt? (15/10/2020 )
Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng của 9 người dân Hà Tĩnh, Nghệ An (10/10/2020 )
Từ hôm nay, gọi điện quảng cáo có thể bị phạt đến 100 triệu đồng (5/10/2020 )
Vietcombank cảnh báo hành vi giả mạo chữ ký, con dấu để lừa đảo khách hàng (28/9/2020 )
Hương Sơn: Trộm đột nhập cửa hàng cuỗm 30 điện thoại di động (22/9/2020 )
Vụ 'nâng khống giá khủng': Ai ký cho Công ty TTBYT Hà Tĩnh trúng hàng loạt gói thầu? (16/9/2020 )
Sử dụng phẩm màu trong chế biến đồ ăn, trà sữa (12/9/2020 )
Văn phòng Tư Vấn Doanh nghiệp Hà Tĩnh
Địa chỉ: Thành phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 0915.050.067
Email: vanphongluatsuso3@gmail.com
Website: http://luatsuhatinh.com
Tin tức
  • Top văn phòng luật sư giỏi Hà Tĩnh
  • Top văn phòng luật sư giỏi TP Vinh Nghệ An
  • Top văn Phòng Công Chứng Hàng Đầu Tại TP Vinh Nghệ An
  • Top văn Phòng Công Chứng Hàng Đầu Tại Hà Tĩnh
  • Cảnh báo lừa đảo thu tiền của lao động muốn đi làm việc
  • Thanh niên người Hà Tĩnh về từ Angola mắc Covid-19, các
  • Nước lũ “cuốn trôi” gần 170 tỷ đồng của người nuôi trồn
  • Bão số 8 tiếp tục tăng cấp, di chuyển theo hướng Tây Tâ
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0915050067