Phiên tòa diễn ra tại Nhà văn hóa xã Tân Hà (H.Lâm Hà), thu hút hàng ngàn người đến theo dõi. Hội trường không còn chỗ đứng, do vậy nhiều người chen nhau xem phiên xử qua ô kính cửa số, nhiều người khác đành nghe xử án qua... loa phóng thanh.
Hội đồng xét xử do thẩm phán Hoàng Thị Minh Hương, Phó chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng, làm chủ tọa, cùng một thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân.
Ngày định mệnh của một thầy giáoVườn cà phê đang chín rộ, sáng 21.10.2012, thầy giáo Kiều Văn Tư (ngụ tại thôn 7, xã Tân Thanh, Lâm Hà) rất mừng khi thuê được hai thanh niên thu hái cho kịp thời vụ tại một cơ sở môi giới việc làm.
Sau khi thỏa thuận tiền lương 2,5 triệu đồng/người/tháng (bao ăn ở), ông Tư chở hai thanh niên là Nguyễn Thành Luân (ngụ H.Trảng Bàng, Tây Ninh) và Nguyễn Văn Thư (ngụ H.Thạnh Phú, Bến Tre, lúc đó đều 17 tuổi), đến rẫy cà phê. Ông Tư giữ lại hai CMND để đăng ký tạm trú.
Ông Tư là Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Thanh 3, chủ nhật được nghỉ nên ông cùng Luân và Thư thu hái cà phê suốt ngày. Tuy nhiên, mới làm được một buổi, Luân và Thư đưa ra lý do không quen việc nên xin lại CMND để về TP.HCM nhưng ông Tư không đồng ý. Lý do ông đã phải trả tiền dịch vụ cho cơ sở môi giới việc làm.
Theo lời khai của Thư, chiều 21.10, ba lần Thư và Luân đề nghị ông Tư trả lại CMND nhưng ông Tư từ chối. Luân bàn với Thư giết ông Tư để lấy CMND và cướp xe trốn đi TP.HCM.
Khoảng 18 giờ cùng ngày, Thư đi sau lưng ông Tư, dùng cây đánh sau đầu ông. Sau đó Thư và Luân siết cổ ông Tư cho đến chết.
Thư lục túi quần ông Tư lấy ví da, điện thoại di động, chìa khóa, trong đó có chìa khóa xe máy. Sau đó hai tên này kéo ông Tư tựa vào gốc cây cà phê, treo đầu ông Tư trên cây rồi vào nhà tắm rửa, ăn cơm tối.
Bà Nguyễn Thị Hoài (vợ ông Tư) hỏi ông Tư đâu thì Luân nói đang nói chuyện với ai đó ngoài vườn. Bà Hoài ra vườn không thấy chồng đâu, lấy điện thoại bàn gọi… Sợ bị lộ việc giết ông Tư, Luân và Thư xông tới quật ngã, siết cổ bà Hoài, còn Luân dùng tuýp sắt đánh vào đầu bà Hoài.
Nghe tiếng la thất thanh, nhà ông Tư lại tắt điện nên ông Nguyễn Nhật Dần (hàng xóm ông Tư) cầm đèn pin chạy tới. Biết bị lộ, Luân và Thư chạy trốn trong rẫy cà phê.
Mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng bà Hoài tử vong sau đó hai ngày.
Nguyễn Thành Luân rời phòng xử án Vợ chồng ông Tư mất để lại hai người con trai, một người 21 tuổi là sinh viên một trường tại TP.HCM, và một người 15 tuổi, đang học lớp 9.
Sau khi gây án, cả hai tìm đường trốn về TP.HCM nhưng lúc 22 giờ cùng ngày đã bị công an địa phương bắt giữ.
Người dân bức xúcTại phiên tòa, Thư khai không biết cha mẹ là ai, từ nhỏ sống với ông bà ngoại, Thư mới học đến lớp 3, từ năm 13 tuổi đã tự kiếm sống bằng nhiều nghề. Còn Luân, khi lên 1 tháng tuổi, bố mẹ li dị, mẹ lấy chồng khác, Luân sống với ông bà nội.
Khi nghe hai vị luật sư (được chỉ định) bào chữa nêu lên hoàn cảnh bất hạnh của hai bị cáo, khi phạm tội chưa đủ 18 tuổi, hành động bộc phát chưa phân biệt được đúng sai, mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho hai bị cáo, người thân của vợ chồng ông Tư đã to tiếng phản ứng khiến lực lượng công an phải can ngăn.
Chủ tòa phiên tòa nhận định: “Hành vi của hai bị cáo quá man rợ, coi thường pháp luật, gây bất bình trong xã hội. Hai bị cáo đáng phải loại bỏ khỏi xã hội, nhưng do khi phạm tội Luân và Thư đều chưa đủ 18 tuổi, nên tòa phải áp dụng khung hình phạt cao nhất đối với trẻ vị thành niên”.
Trưa cùng ngày, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Thành Luân và Nguyễn Văn Thư mỗi người 18 năm tù về tội giết người, 4 năm tù về tội cướp tài sản. Theo luật hiện hành, tổng hợp hình phạt Luân và Thư mỗi người bị phạt 18 năm tù.
Đồng thời, tòa cũng buộc hai bị cáo phải bồi thường cho gia đình người bị hại 257 triệu đồng chi phí thuốc men, chi phí mai táng và tổn thất tinh thần; mỗi tháng phải cấp dưỡng cho K.P.T (15 tuổi, con ông bà Tư) mỗi tháng 1 triệu đồng cho đến khi T. đủ 18 tuổi.
Theo Lâm Viên (TNO