Vài năm gần đây, tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có nguy cơ tăng mạnh, cả về số vụ lẫn tính phức tạp. Đây là loại tội phạm của thời công nghệ hiện đại nên còn khá mới mẻ mà có trường hợp pháp luật chưa có sự trù tính, điều chỉnh tới. Nhiều vụ án kinh thiên động địa đã xảy ra, nhưng việc xử lý chỉ ở mức rất… hình thức.
|
Hình minh họa |
Điểm mặt những vụ án kinh thiên động địa
Năm 2012 được đánh giá là năm đã xảy ra nhiều vụ án đình đám mà tội phạm nhắm vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Rất nhiều vụ án rút ruột ngân hàng cả ngàn tỉ đồng giống như “bom tấn” dội xuống làm kinh thiên động địa khiến cho dư luận bất an…
Ông Nguyễn Khắc Hiếu, phó ban chỉ đạo thực hiện công ước khí hậu và nghị định thư Kyoto của Việt Nam cho biết Việt Nam đã thực hiện xong các nghĩa vụ được quy định trong Nghị định thư Kyoto. Ông nói Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán trong tư thế thành viên của nhóm G77. Trong 10 thành phố lớn nằm trong danh sách nguy cơ cao của OECD vào năm 2070, có 9 thành phố thuộc châu Á. Trong số này Calcutta và Mumbai của Ấn Độ đứng hàng đầu. TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng (Việt Nam) đứng hàng thứ ba, còn lại là Dhaka (Bangladesh), Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan) và Yangon (Myanmar)… |
Điển hình là vụ án Huỳnh Thị Huyền Như - quyền Trưởng phòng giao dịch Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh - lừa đảo, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của hơn 33 DN và 20 cá nhân.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, thực chất đây là vụ vỡ nợ tín dụng “đen” kiểu mới lần đầu tiên xảy ra tại Việt Nam và 3.600 tỷ đồng chỉ là con số thiệt hại, còn tổng số tiền các đối tượng đã huy động trong vụ án này lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
Sự kiện đổ bể, đường dây của “trùm” tín dụng đen Huỳnh Thị Huyền Như đã kéo theo nhiều cá nhân, tổ chức ngân hàng tan rã hoặc điêu đứng. Hiện vụ án vẫn đang trong giai đoạn điều tra mở rộng.
Trước đó, tại Hà Nội đã xảy ra vụ án “Tham ô” tại Phòng Giao dịch Kênh Đào- Hương Sơn trực thuộc Ngân hàng Agribank huyện Mỹ Đức, khiến 177 sổ tiết kiệm của khách hàng bị “rút ruột” kéo theo 45,8 tỉ đồng bị chiếm đoạt mà không có khả năng hoàn lại.
Lê Quang Khải và Nguyễn Thanh Hải là cán bộ ngân hàng được phân công giao dịch với khách hàng gửi và rút tiền tiết kiệm. Lợi dụng chức năng nhiệm vụ được giao và sơ hở trong điều hành của lãnh đạo, Khải, Hải đã tất toán khống trên máy 177 sổ tiết kiệm, chiếm đoạt hơn 45,8 tỉ đồng để chơi cá độ bóng đá và sử dụng vào mục đích cá nhân, đến khi sự việc vỡ lở bọn chúng hoàn toàn không có khả năng thanh toán, bồi hoàn.
Với hành vi đặc biệt nghiêm trọng trên, tại phiên xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Lê Quang Khải mức án tử hình, Nguyễn Thanh Hải và Nguyễn Văn Nghị đều bị tuyên án tù chung thân về tội “Tham ô”.
Mới đây, Công an tỉnh Trà Vinh đã khởi tố bị can đối với Ngô Công Bình (SN 1960) Giám đốc Vietinbank Trà Vinh về tội Tham ô. Cùng với giám đốc Bình, còn có phó giám đốc Ngô Thị Thanh Vân và 2 phó phòng liên quan cũng sa lưới pháp luật. Trong thời gian làm giám đốc ngân hàng Vietinbank Trà Vinh, Bình, Vân và đồng phạm đã câu kết với nhau lập hơn 600 hồ sơ khống chiếm đoạt khoảng 2,2 tỷ đồng từ việc chi hoa hồng môi giới huy động vốn trong việc lập khống hồ sơ để rút tiền. Hiện vụ án vẫn đang được Công an tỉnh Trà Vinh tiếp tục mở rộng điều tra.
Luật “hổng”, tội phạm dễ lộng hành
Tại sao trong khi hoạt động tài chính ngân hàng với hàng loạt những nguyên tắc khắt khe, chế độ bảo mật nghiêm ngặt mà tội phạm vẫn có “đất” sống, thậm chí là sống và phát triển khỏe? Đến khi cơ quan chức năng phát hiện ra thì kẻ phạm tội đã kịp “hô biến” khối tài sản khổng lồ, không có khả năng để bồi hoàn?
Lý giải nguyên nhân trên, một số chuyên gia cho rằng bên cạnh những cán bộ ngân hàng thoái hóa biến chất, câu kết với đồng phạm bên ngoài làm “sân sau” để rút ruột tài sản thì còn có lý do là sự thiếu sót về nghiệp vụ, thiếu trách nhiệm của một số cán bộ cũng như kẽ hở luật pháp.
Chính những “lỗ hổng” pháp lý đó đã tiếp tay cho các phi vụ lừa đảo, tham ô ngàn tỉ diễn ra dễ dàng.
Ở góc độ các quy định của pháp luật, Thạc sỹ Vũ Ngọc Dũng (Cty Luật Bắc Việt, Hà Nội) cho rằng, tuy BLHS 1999 đã có nhiều quy định xử lý hành vi cho vay nặng lãi, các hành vi sai phạm trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng nhưng chủ yếu là định tính, không định lượng, thiếu hướng dẫn cụ thể.
Đơn cử, xác định rõ thế nào là cho vay “có tính chất chuyên bóc lột”, “hưởng lợi bất chính”, bao nhiêu đủ quy vào hành vi “cho vay lãi nặng”, thế nào là “gây hậu quả nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”… khiến các cơ quan thi hành pháp luật khó thực thi.
Chế tài đến ba năm tù và phạt tiền chỉ “từ một lần đến năm lần số lợi bất chính”, hay phạt tiền từ “10 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1- 7 năm tù” đối với những người có các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động tín dụng là quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Kẻ phạm tội ngang nhiên “bắt tay” nhau “rút ruột” các ngân hàng vì nguồn lợi bất chính quá “khủng”, trong khi chế tài áp dụng thì “nhẹ như lông hồng”.
Mặt khác, BLHS 1999 mới chỉ có một điều quy định xử lý vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong khi còn rất nhiều các hoạt động nghiệp vụ khác như đầu tư, chuyển tiền thanh toán, bảo lãnh chưa điều chỉnh. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để tội phạm “đục nước béo cò”.
Các quy định của pháp luật còn lỏng lẻo cũng khiến hoạt động giám sát kiểm toán trong nội bộ ngân hàng sơ hở. Từ năm 2009, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đã được thành lập để giám sát, cảnh báo khu vực rủi ro nhằm kịp thời ngăn chặn các vi phạm xảy ra nhưng lại không phát hiện ra sai phạm. Thực tế, đa số các vụ án lớn đều được phát hiện qua… đơn thư tố cáo.
Trần Nguyên (Báo Pháp luật Việt Nam)